Skip to content
21
11/20

Internal link là gì?

Internal link là gì?

Internal link là một yếu tố thường bị đánh giá thấp trong SEO onpage. Trong khi đó chúng lại vô cùng dễ thực hiện và đem lại sự chuyển đổi cao trong việc xếp thứ hạng tìm kiếm. Vậy Internal link là gì? Và hoạt động như thế nào? Chúng tôi sẽ đưa ra những khái lược cho bạn trong bài viết dưới đây.

Internal link (liên kết nội bộ) là liên kết trỏ trong cùng một trang hoặc liên kết từ trang này sang trang khác cùng một website.

Thường được sử dụng để chia sẻ và điều hướng giá trị liên kết các trang với nhau, giúp tăng khả năng xếp hạng của website, giúp các công cụ tìm kiếm khám phá các trang quan trọng của một website, sử dụng Internal link cũng sẽ giúp điều hướng trang web một cách dễ dàng hơn.

internal-link-la-gi.jpg (23 KB)

Vai trò của internal link rất quan trọng, nó góp phần củng cố thành phần funnel của bạn. Dưới đây là các lợi ích lớn khi sử dụng internal link trong SEO:

Chuyển sự uy tín, giá trị từ trang này sang trang khác, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Điều hướng người dùng truy cập vào trang có giá trị cao, tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Thúc đẩy người dùng truy cập hành động tích cực.

Thiết lập cấu trục cho website của bạn.

Internal link giúp index nhanh hơn.

Để internal link phát huy được hết những lợi ích và vai trò, bạn cần xây dựng một nội dung internal link hiệu quả và chất lượng. Bạn có thể tham khảo cách xây dựng nội dung internal link của chúng tôi theo các bước sau đây.

Xây dựng nội dung

Bạn cần xây dựng nội dung chèn liên kết nội bộ một cách chặt chẽ, đúng thuật toán của google. Xây dựng nội dung chất lượng, nội dung liên quan đến chủ đề và website, khi site của bạn có càng nhiều nội dung thì việc đặt link liên kết càng có cơ hội đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tránh lạm dụng internal link mà nên phân bổ mật độ liên kết sao cho phù hợp.

Mỗi trang web đều phải có từ khóa chính để SEO và việc điều hướng nhiều backlink về trang có chưa từ khóa chính là điều cần thiết. Điều bạn cần chú ý là sử dụng đa dạng anchor text, một trang web có link liên kết nội bộ với nhau chặt chẽ sẽ giúp quá trình SEO tổng thể cho toàn bộ website.

Đa dạng hóa anchor text

Nhằm đảo bảo internal link thân thiện với google, bạn cần đa dạng anchor text. Nội dung anchor text phải liên quan đến nội dung của trang cần trỏ. Điều này sẽ có lợi thế tốt cho quá trình SEO.

Nên đảm bảo rằng nội dung và thông tin hữu ích đối với người dùng, cần phân tích khả năng người dùng có click vào link liên kết về trang của bạn hay không. Khi người dùng cảm thấy nội dung phù hợp và liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của mình sẽ chuyển hướng để tìm hiểu. Việc người dùng click qua trang thông qua internal link sẽ giúp ích cho SEO.

Xây dựng menu

Tạo menu trên đầu website sẽ làm nổi bật nội dung và chủ đề chính mà bạn muốn truyền tải đến người dùng, thông qua menu google cũng sẽ hiểu và đánh giá cao các nội dung trong site. Hệ thống menu cũng được coi là một liên kết nội bộ, chúng để trỏ về các trang con và các mục chính trong site, những mục quyết định đến SEO tổng thể.

Tạo link nội bộ dưới trang sẽ giúp người dùng có thể điều hướng thông tin tìm kiếm, tạo link nội bộ dưới trang điều này sẽ thu hút được người đọc liên kết đến trang khác.

Sử dụng liên kết hợp lý

Cần phân bổ hợp lý mật độ internal link trong site, khi bạn sử dụng nhiều và lạm dụng các liên kết nội bộ sẽ làm cho google đánh giá không tốt, đôi khi cũng sẽ khiến người dùng khó chịu khi đọc bài viết. Điều này sẽ khiến tỷ lệ thoát cao trong các trang nội dung site.

Cho hiển thị thanh điều hướng

Thanh điều hướng cho phép người dùng biết được thư mục mẹ mà bài viết của người dùng đang đọc. Thanh điều hướng nên được hiển thị ở đầu trang.

Xây dựng nội dung backlink không quá khó và không mất nhiều thời gian, mà còn giúp cho việc thứ hạng tìm kiếm của site cao hơn. Vậy tại sao bạn không lập ra ngay một chiến lược backlink hiệu quả và chất lượng. Hi vọng rằng qua những thông tin tham khảo trên bài viết, sẽ giúp ích bạn trong hoạt động cải thiện và chuyển đổi website của mình.

5/5 (1 bầu chọn)